+088 68 4 64 27

Giờ mở cửa

Mon - Fri: 7AM - 7PM

Thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước lọc

Đây là thói quen thường gặp đặc biệt ở các bà khi chăm cháu. Nhiều bà cho cháu tráng miệng làm sạch miệng và sạch lưỡi với hy vọng giúp bé vừa sạch vừa chống táo bón. Nhưng thực tế, uống quá nhiều nước lọc trong giai đoạn này có thể khiến trẻ còi xương, chậm lớn; nhiễm độc nước, gây co giật, thậm chí hôn mê… Đặc biệt, trẻ sơ sinh rất dễ bị đầy bụng, chỉ một lượng nước nhỏ cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

4 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Giai đoạn này trẻ cần đặc biệt chú trọng sữa mẹ. Trong sữa mẹ đã có một phần nước nhất định mà mẹ không cần phải bổ sung thêm. Từ 6 tháng tuổi trở nên, mẹ có thể cho con uống thêm nước trắng, nhưng chỉ với số lượng khoảng 59 – 118ml mỗi ngày. Sau 12 tháng, có thể cho bé uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và hoa quả.

Đây là “tuyệt chiêu” của không ít cha mẹ nhằm đánh lừa vị giác của con. Thấy trẻ không ăn, nhiều mẹ cho một miếng cháo, rồi lại một miếng nước khiến trẻ tưởng sau miếng cháo là một miếng cháo khác mà ăn. Đặc biệt, với trẻ nào có chút biếng ăn càng rất dễ bị các mẹ “đánh lừa”. Thực tế thì uống bất kì loại nước nào khi ăn sẽ làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Và bạn chỉ nên cho trẻ uống nước sau khi ăn.

Vừa bế con vừa rung lắc bần bật

Vì yêu con, vì muốn nựng con mà nhiều phụ huynh rung lắc để trẻ thích thú hoặc thiếu kiềm chế trong lúc hưng phấn. Thực tế, việc rung lắc rất ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, đặc biệt với trẻ dưới 10 tháng. Do thời điểm này, cổ của bé còn rất yếu, não của bé mềm và chưa cố định nên dễ bị tổn thương khi rung lắc.

Nguy hiểm nhất là những rung lắc khi bế xốc trẻ trong tư thế đứng và không giữ cố định cổ để cho cổ di chuyển theo hướng trước sau. Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được. Những tổn thương này rất khó phát hiện và có thể gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của bé.

Bón thức ăn, thổi thức ăn của trẻ

Ngày nay, nhiều thói quen chăm sóc trẻ nhỏ đã thay đổi. Hành vi nhai cơm, mớm cơm cho trẻ dù đã không còn phổ biến nhưng việc thổi cho cơm, cháo nguội hay thơm, hôn lên mặt trẻ nhỏ vẫn còn rất phổ biến. Trên thực tế, đã có rất nhiều em bé trở thành nạn nhân của những hành động xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm này, có bé phải nằm viện dài ngày, thậm chí là không thể qua khỏi. Tuy nhiên, không vì thế mà tất cả mọi người đều chấm dứt các hành động tương tự.

Ở các nước phương Tây, khi gặp một đứa trẻ, người lớn thường nói “Hiiiii, sweetie” hay “ohmmm, so cute”, chào đứa bé, đùa với nó nhưng tuyệt nhiên không ôm hôn đứa bé ấy. Tương tự, họ chẳng bao giờ mớm thức ăn trong miệng mình rồi đút cho bé.

Bạn có biết rằng 1ml nước bọt chứa tới 100 triệu vi khuẩn không? Và chuyện bạn để cho người lớn mớm cơm rồi đút cho con nguy hiểm hơn hình dung của bạn rất nhiều.

Cho trẻ vừa ăn vừa coi điện thoại, máy tính, tivi

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, trung bình mỗi ngày trẻ sẽ dành khoảng 2 giờ để xem tivi. Xem tivi không phải là thói quen xấu, nhưng nếu trẻ vừa ăn vừa xem tivi thì lại là một thói quen không tốt bởi nó có thể gây ra những tác hại lớn.

Về mặt y học, cho trẻ xem các chương trình trực tuyến khi đang ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Thói quen này sẽ khiến tư tưởng của trẻ bị phân tán, từ đó làm giảm vị giác lẫn độ ngon miệng của món ăn.

Ngoài ra, ăn khi đang xem còn khiến tín hiệu từ não truyền đến dạ dày bị các chương trình làm mờ nhạt. Từ đó, dạ dày không tiết đủ dịch vị khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ và cơ thể cũng khó hấp thụ dinh dưỡng hơn. Lâu dần, hệ tiêu hóa sẽ bị rối loạn, dễ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn trong lúc xem các chương trình trực tuyến còn khiến trẻ không nhận ra được khi nào mình cảm thấy no. Điều này do toàn bộ sự chú ý của trẻ đã bị hút vào các chương trình truyền hình. Khi “công tắc báo no” trong não bị vô hiệu hóa, trẻ sẽ có xu hướng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát, gây béo phì.

Cuộc sống ngày càng bận rộn, đôi khi bữa cơm là khoảng thời gian duy nhất trong ngày mà cả gia đình có thể gắn kết, quây quần bên nhau để chia sẻ một ngày của mình như thế nào. Vì vậy, hãy cố gắng quan tâm các bé tỉ mỉ hơn, đừng để thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhé.

Trên đây là bài viết 4 thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ của Nghiền Làm Đẹp. Hãy để lại đánh giá và bình luận của bạn để nói lên cảm nhận của bạn. Mọi đánh giá của bạn sẽ góp phần cho bài viết sau của nghienlamdep.com chất lượng và có giá trị hơn. Cảm ơn các bạn!

Cùng tìm hiểu và xem thêm review các sản phẩm, các cách chăm sóc da và các mẹo hay trong cuộc sống cùng với nghienlamdep.com qua nhóm facebook tại đây nhé. Chúc các bạn ngày càng xinh đẹp.